Tầm nhìn

Trở thành trường đào tạo nghề chất lượng cao ở các lĩnh vực Lâm sinh, Chế biến Nông Lâm sản, Máy Nông lâm nghiệp.

Đến năm 2025, có năng lực đào tạo tốt, tiếp cận với các tiêu chí chất lượng đào tạo các nghề trọng điểm và chuyển giao, trong đó có 02 nghề đạt cấp độ Quốc tế, 03 nghề đạt cấp độ khu vực ASEAN và 05 nghề đạt cấp độ quốc gia; từng bước tự chủ một phần về tài chính và xây dựng hệ thống quản trị tốt, từng bước thúc đẩy năng lực tự chủ.

Đến năm 2030, tiếp tục củng cố và duy trì năng lực đào tạo tốt, bảo đảm chất lượng đào tạo các nghề trọng điểm và chuyển giao, tiệm cận tiêu chí trường đào tạo nghề chất lượng cao, mở rộng các nghề trọng điểm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị và nâng cao năng lực tự chủ.

Sứ mệnh

Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có năng lực đào tạo đa ngành nghề, đa cấp trình độ, tiếp cận tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao đối với các nghề trọng điểm và nghề chuyển giao quốc tế, kết hợp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các mô hình dịch vụ, sản xuất, chế biến nông lâm sản theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN; xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và vùng Đông Nam Bộ.

Giá trị cốt lõi

  • # Đạo Đức
  • # Ý chí
  • # Sáng tạo

Hội đồng trường

1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo. Hội đồng trường được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Ban Giám hiệu

1. Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

2. Ban Giám hiệu có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Chỉ đạo thực hiện các chiến lược và đề án do Hội đồng trường quyết định.
b) Điều hành các hoạt động thường xuyên của Trường và giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Dạy nghề, Điều lệ trường cao đẳng nghề, các quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ này và các quy định khác của Trường.
c) Các thành viên Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ và quyền hạn do Hiệu trưởng phân công.

Hiệu trưởng

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ là người đại diện cao nhất của Trường theo pháp luật; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của nhà trường.

Hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Nhiệm vụ

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà trường được quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Điều lệ này; các quyết nghị của Hội đồng trường theo thẩm quyền quy định.

b) Xây dựng, trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển trường sau khi được Bộ trưởng phê duyệt. Xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn nhằm thực hiện Chiến lược phát triển trường và nhiệm vụ được giao hàng năm.

c) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; chỉ đạo xây dựng và ban hành các chương trình, giáo trình, học liệu giảng dạy dùng cho đào tạo nghề trong Trường.

d) Trình Bộ phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động của trường; quyết định sử dụng nguồn vốn vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển trường theo kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Trường theo quy định. Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu dạy nghề, đảm bảo hiệu quả và chất lượng dạy nghề.

e) Hiệu trưởng là Chủ tài khoản và người chịu trách nhiệm duy nhất về hoạt động tài chính của Trường.

g) Tổ chức xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ.

h) Quản lý công chức, viên chức, giảng viên theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

i) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, các chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập đối với công chức, viên chức, giảng viên và học sinh, sinh viên trong Trường.

k) Tổ chức hoạt động tự kiểm tra, thanh tra các mặt công tác của Trường; tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng dạy nghề của cấp trên có thẩm quyền.

l) Xây dựng cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của Trường.

m) Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong Nhà trường, ngăn chặn tệ nạn xã hội thâm nhập vào Nhà trường.

n) Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường.

o) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn

a) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Hiệu trưởng, phân cấp quản lý và giao nhiệm vụ cho Trưởng các đơn vị trong Trường.

b) Quyết định tổ chức lại, giải thể các tổ chức của Trường được quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 của Điều 8 Điều lệ này và đề nghị thành lập, giải thể phân hiệu, văn phòng đại diện hoặc nâng cấp, thành lập, giải thể các tổ chức mới có tư cách pháp nhân thuộc Trường theo quy định; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh trong Trường theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cấp bằng, chứng chỉ cho người học nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

d) Quyết định các biện pháp thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà trường theo quy định của Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề và Điều lệ này.

Phó Hiệu trưởng

Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phân công, công bố những lĩnh vực công tác và đơn vị phụ trách của từng Phó Hiệu trưởng.

Phó Hiệu trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Giúp Hiệu trưởng quản lý và điều hành các hoạt động của Trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao.

2. Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao, phối hợp với các Phó Hiệu trưởng khác để giải quyết các công việc có liên quan theo Quy chế làm việc của Trường.

3. Trường hợp Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền thay mặt Hiệu trưởng giải quyết công việc, Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về công việc được ủy quyền.

4. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình công việc được giao.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao

Cơ cấu tổ chức cụ thể của Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ gồm :

1. Hội đồng trường .

2. Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng).

3. Các phòng chức năng:

a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Tổ chức, Hành chính;
c) Phòng Tài chính, Kế toán;
d) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;
e) Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.
f) Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên.
g) Phòng Quản trị, Thiết bị.

4. Các khoa và bộ môn:

a) Khoa Khoa học cơ bản;
b) Khoa Nông Lâm;
c) Khoa Chế biến lâm sản;
d) Khoa Điện, Điện tử;
e) Khoa Cơ giới;
f) Khoa Cơ khí, Động lực;
g) Khoa Công nghệ thông tin;
h) Khoa Kinh tế;
i) Khoa Sư phạm giáo dục nghề nghiệp;
j) Bộ Môn Chính trị, Pháp luật.

5. Các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trực thuộc.

a) Trung tâm Tuyển sinh và Giới thiệu việc làm;
b) Trung tâm Đào tạo lái xe;
c) Trung tâm Đào tạo nghề lao động nông thôn;
d) Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học;
e) Trung tâm Công nghệ sinh học;
f) Trung tâm An toàn lao động;
g) Cơ sở Nghiên cứu, Thực hành, thực nghiệm Nông Lâm nghiệp đặt tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương;
h) Cở sở Đào tạo và Sản xuất chế biến gỗ đặt tại huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum;
i) Cở sở Đào tạo và Sản xuất cây giống đặt tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện, Hiệu trưởng nhà trường trình Bộ quyết định thành lập các đơn vị sản xuất, dịch vụ và triển khai công nghệ khác.

6. Các Hội đồng tư vấn

a) Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
b) Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề.
c) Các Hội đồng tư vấn khác;

7. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

8. Các đoàn thể

Các đoàn thể, tổ chức xã hội gồm: Công đoàn trường; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; Hội Học sinh – Sinh viên trường; Hội Cựu chiến binh trường.